Việc cân nhắc, lựa chọn để đầu tư bảng thông minh, bảng tương tác cảm ứng cho cơ sở giáo dục hay văn phòng công ty hiện nay không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, lựa chọn như thế nào để thiết bị bảng tương tác thông minh, bảng tương tác cảm ứng nào có thể phát huy được tối đa hiệu năng sử dụng lại là vấn đề cần tính toán. Hãy cùng chúng tôi phân tích những ưu điểm, nhược điểm của bảng tương tác thông minh đồng thời tìm hiểu về màn hình tương tác, thiết bị mới đang dần thay thế cho bảng tương tác hiện nay.
Để có cái nhìn thực tế, chúng ta có thể so sánh Màn hình tương tác thông minh với bảng tương tác truyền thống:
Cấu tạo và lắp đặt
Bảng tương tác:
- Cấu tạo bao gồm: Bảng tương tác, Máy chiếu, Máy vi tính.
- Lắp đặt cồng kềnh làm không gian phòng trở nên bề bộn.
Màn hình tương tác:
- Tất cả trong một (Màn hình cảm ứng tương tác, máy vi tính – Mini PC, không cần máy chiếu).
- Có thể lắp trên tường, trên giá có bánh xe, hoặc lắp trên bộ chân đế bằng điện hoạt động bằng điều khiển từ xa.
Chất lượng hình ảnh
Bảng tương tác:
Phụ thuộc vào chất lượng máy chiếu và bảng tương tác cũng như điều kiện ánh sáng môi trường.
Do sử dụng máy chiếu để chiếu lên bảng tương tác nên trong quá trình sử dụng luôn có bóng của người dùng trên bảng gây cảm giác khó chịu.
Theo thời gian chất lượng hình ảnh sẽ mờ dần, kể cả khi bạn thay mới bóng đèn thì cũng không thể đạt được độ sáng như ban đầu của máy chiếu mới.
Màn hình tương tác:
Luôn cho hình ảnh sống động, sắc nét với độ phân giải Full HD, thậm chí lên tới Ultral HD với một số Model.
Không có bóng trên màn hình, cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
Chất lượng hình ảnh không bị giảm sau thời gian sử dụng.
Cảm ứng
Bảng tương tác:
Ban đầu bạn phải định vị điểm cảm ứng.
Khi máy chiếu hoặc bảng tương tác bị rung cũng phải định vị lại điểm cảm ứng. Việc này làm tăng thời gian chết trong quá trình sử dụng. Hãy thử đặt tình huống: Bạn là giáo viên, hôm nay có tiết dự giờ hoặc thi giáo viên giỏi, bạn đang giảng bỗng dưng có tác động nào đó làm rung máy chiếu hoặc rung bảng, việc dạy của bạn phải dừng lại, thật là phiền toái.
Màn hình tương tác:
Không cần định vị điểm cảm ứng, cảm ứng luôn nhạy, mượt và ổn định.
Hạn chế thời gian chết trong quá trình sử dụng, bạn cứ bật máy lên và dùng thôi.
Điểm chạm
Bảng tương tác:
Thông thường các bảng tương tác truyền thống có từ 3-5 điểm chạm
Màn hình tương tác:
Với màn hình tương tác thông minh hiện nay phổ biến là 10 điểm chạm, sản phẩm một số hãng lên tới 20 điểm chạm (như của PKLNS) cho phép nhiều người đồng thời cùng thực hiện thao tác vẽ viết trên màn hình.
Tuổi thọ
Bảng tương tác:
Vì sử dụng máy chiếu, tuổi thọ đèn hình vào khoảng 5.000 ÷ 10.000 giờ. Chất lượng hình ảnh giảm rõ rệt khi gần hết tuổi thọ đèn hình, bạn cần phải thay mới và phát sinh thêm chi phí.
Màn hình tương tác:
Tuổi thọ đèn hình lên tới 50.000 giờ, bạn hãy thử tính toán, nếu bình quân một ngày sử dụng màn hình 10 giờ thì với tuổi thọ đèn hình này bạn có thể sử dụng được trong khoảng 14 năm.
Cổng kết nối
Bảng tương tác:
Các cổng kết nối chỉ giới hạn trên máy vi tính và máy chiếu.
Màn hình tương tác:
Có rất nhiều cổng kết nối có sẵn trên màn hình tương tác thông minh và trên Mini PC gắn kèm giúp dễ dàng kết nối và tương tác màn hình tương tác thông minh với các thiết bị khác.
Bảo vệ mắt
Bảng tương tác:
Sử dụng bảng tương tác truyền thống trong thời gian lâu dài sẽ gây mỏi, chói mắt cho người dùng do phải chịu tác động từ ánh đèn từ máy chiếu khi đứng thao tác.
Do tuổi thọ bóng đèn halogen ngắn nên sau khoảng 1 năm sử dụng, hình ảnh máy chiếu trên bảng tương tác sẽ mờ gây ảnh hưởng tới mắt người dùng.
Màn hình tương tác:
Với màn hình tương tác thông minh hiện nay được trang bị rất nhiều những công nghệ bảo vệ sức khỏe người sử dụng như: Công nghệ chống chói, công nghệ loại bỏ nháy màn hình, công nghệ lọc ánh sáng xanh,…
Tiêu thụ điện năng
Bảng tương tác:
Máy chiếu tuy kích thước nhỏ nhưng tiêu thụ điện năng lớn hơn
Màn hình tương tác:
Công nghệ Led giúp màn hình tương tác thông minh tiêu thụ điện năng ít hơn.
Tiếng ồn
Bảng tương tác:
Quạt của máy chiếu thường phát ra tiếng ồn, một số máy chiếu có chế độ “eco-mode” để giảm tiếng ồn nhưng lại làm giảm độ sáng của hình ảnh.
Màn hình tương tác:
Màn hình tương tác thông minh hầu như không phát ra tiếng ồn
Chi phí
Bảng tương tác:
Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với màn hình tương tác thông minh.
Chi phí tiêu thụ điện năng cao hơn so với màn hình tương tác thông minh
Phải thêm chi phí thay linh kiện bóng đèn sau thời gian sử dụng.
Màn hình tương tác:
Tùy vào kích cỡ màn hình và thương hiệu bạn lựa chọn. Tuy nhiên vẫn cao hơn so với bộ bảng tương tác truyền thống.
Chi phí tiêu thụ điện năng thấp
Gần như không phát sinh thêm chi phí trong quá trình sử dụng.
Ở trên là các thông tin về 2 thiết bị tương tác bảng và màn hình. Chắc hẳn đến đây, các bạn cũng đã có câu trả lời riêng cho mình rồi đúng không ạ? Sản phẩm nào cũng có những thế mạnh và điểm yếu của mình. Tùy vào điều kiện sử dụng, điều kiện kinh tế của mình mà các bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Chúng tôi chỉ khuyên các bạn, yếu tố giá thành là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Hãy quan tâm nhiều hơn đến mục đích sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì sau khi mua sản phẩm.
Nếu bạn đang muốn tìm đến những trải nghiệm mới lạ từ chiếc màn hình tương tác? Hãy đến với Công ty Cổ phần Thiết bị và Khoa học Kỹ thuật Đại Nam. Tại Việt Nam, Đại Nam là đơn vị nhập khẩu và phân phối chính hãng các sản phẩm của thương hiệu Gaoke một thương hiệu hàng đầu của thị trường thiết bị tương tác.
Hotline: 024 3765 8333.
Miền Bắc: 98 Hạ Yên – P. Yên Hoà – Q. Cầu Giấy – Hà Nội.
Miền Nam: 518 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét