Giáo dục mẫu giáo là cấp đào tạo gần như thấp nhất trong hệ thống đào tạo giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải vậy mà giáo dục không chú trọng tới giai đoạn này. Bởi lẽ, mầm non là giai đoạn trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, là nền tảng xây dựng những kỹ năng đầu đời của trẻ nhỏ, nên nó thực sự quan trọng.
Hiện nay, theo cùng nền giáo dục tiên tiến của thế giới, giáo dục mầm non tại Việt Nam đang áp dụng các phương pháp dạy học thông minh như Montessori, Glenn, Doman, STEM,…, tập trung xây dựng và phát triển kiến thức toàn diện, độc lập, sáng tạo cho con trẻ.
Đây cũng chính là cơ sở để áp dụng thiết bị tương tác vào các chương trình, để giúp thay đổi phương pháp giáo dục trong thời đại 4.0. Cùng Đại Nam tìm hiểu bài viết này để biết rõ hơn về sự lựa chọn thiết bị tương tác phù hợp với trường mẫu giáo.
Lợi ích của việc ứng dụng thiết bị tương tác cho giáo dục mầm non.
Có thể thấy hiện nay, tất cả các phương pháp giáo dục mẫu giáo tiên tiến đều hướng đến phát triển kỹ năng cho trẻ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách toàn diện nhất, phát triển khả năng tư duy và sáng tạo ở mỗi cá nhân.
Cũng nhằm mục đích đó, các thiết bị tương tác khi áp dụng vào các trường mầm non chính là giải pháp tối ưu và thông minh nhất. Đặc điểm và tính năng chung của các loại thiết bị tương tác: khung tương tác, màn hình tương tác, bảng tương tác, máy chiếu tương tác, đó là giúp người dùng cảm ứng, chấm chạm trực tiếp bằng tay hay bất kỳ vật gì trên bề mặt thiết bị mà không cần dùng chuột hay bàn phím. Thiết bị tương tác hỗ trợ người dạy và người học tiếp cận với phương pháp giáo dục thông minh hơn. Giáo viên có thể soạn thảo giáo án và giảng dạy một cách dễ dàng, trong khi đó, học sinh được tương tác với giáo viên, với bài giảng, nên không còn cảm thấy nhàm chán, buồn ngủ, mà thay vào đó sẽ tập trung và bị cuốn hút với những bài giảng sinh động hơn.
Hãy thử lấy ví dụ với phương pháp dạy học Montessori có sử dụng bảng tương tác. Phương pháp Montessori là phương pháp chú trọng đến việc phát triển toàn diện các giác quan của trẻ, khai phá óc sáng tạo và khả năng tư duy của mỗi cá nhân. Vì vậy các bài giảng được soạn cho phương pháp này phải đảm bảo tính trực quan, sinh động, mới lạ, để thu hút học sinh.
Nếu là lớp học thông thường, sẽ khó đạt được hiệu quả cao khi sử dụng phương pháp này, vì thầy cô sẽ chỉ viết vẽ bằng phấn trắng lên bảng đen, để học sinh ghi lại rồi xóa, tạo sự nhàm chán trong mỗi giờ học. Ngược lại, với bảng tương tác thông minh, học sinh, giáo viên có thể tương tác với nhau và tương tác với bài giảng. Các hình ảnh, video sinh động, chân thực có thể dễ dàng chỉnh sửa, cắt ghép, ghi chú và đảm bảo bài giảng thu hút hơn. Đồng thời, cá nhân học sinh có thể thoải mái phát huy khả năng tư duy và sáng tạo vượt bậc của mình.
Ngoài bảng tương tác thì khung tương tác, màn hình tương tác và máy chiếu tương tác cũng có những tính năng cơ bản tương tự, giúp cho việc giáo dục các lớp học mầm non đạt hiệu quả cao hơn.
Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn mua thiết bị tương tác cho giáo dục mầm non
- Số lượng học sinh
Hiện nay, số lượng học sinh chuẩn ở các trường mầm non theo quy định là 15-35 học sinh, trong đó 15-20 học sinh là phổ biến nhất. Đối với các lớp này, sử dụng một màn hình tương tác 55 inch hoặc khung tương tác tivi 55 inch là hợp lý nhất, đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều có thể theo dõi và quan sát rõ ràng. Còn đối với bảng tương tác, do có kích thước nhỏ nhất là 82 inch nên sẽ hơi lớn khi sử dụng trong các lớp học này.
Tuy nhiên bảng tương tác sẽ là một giải pháp tối ưu khi sử dụng cho những lớp học có 35 học sinh trong một lớp, hoặc sử dụng tại phòng sinh hoạt chung. Bảng tương tác kết hợp với máy chiếu mặc dù không đem tới đầu ra hình ảnh tốt như TV nhưng lại có thể trình chiếu cho lượng lớn người xem. Bên cạnh đó, hình ảnh từ Bảng tương tác là ánh sáng phản chiếu của máy chiếu, sẽ không gây ra nhiều tác hại cho mắt như là ánh sáng trắng từ TV hoặc điện thoại. Kích cỡ lớn cùng khả năng cảm ứng đa điểm cũng là một phương pháp tối ưu chương trình giảng dạy rất tốt cho các thầy cô, khi có thể hỗ trợ tăng sự tương tác trong lớp học, cho phép nhiều học sinh lên bảng chơi game tương tác, game tiếng Anh cùng lúc.
- Điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư.
Hầu hết các trường mẫu giáo hiện tại đều đã hoặc đang có kế hoạch trang bị 2 loại thiết bị phổ biến nhất hiện nay: TV và Máy chiếu. Nếu đã có sẵn TV, Khung tương tác sẽ là lựa chọn hợp lý. Nếu đã có sẵn máy chiếu, giải pháp tối ưu nhất nên là Bảng tương tác.
Các đơn vị luôn luôn cân nhắc ngân sách mình có với giá trị các thiết bị tương tác để đảm bảo mua thiết bị phù hợp nhất. Theo giá trị hiện nay trên thị trường, màn hình tương tác yêu cầu mức chi phí cao nhất, tiếp đến là bảng tương tác và khung tương tác.
Một trường hợp cần chú ý đó là các lớp học đã có sẵn máy chiếu và màn chiếu. Tuy nhiên máy chiếu của lớp này đã qua sử dụng một thời gian dài, bóng đèn không còn được tốt như trước dẫn đến hình ảnh trình chiếu bị ảnh hưởng. Thế nên nếu như quyết định đầu tư một chiếc Bảng tương tác chưa chắc đã là hợp lý. Bởi vì hệ thống Bảng tương tác kết hợp máy chiếu sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn chỉ khi độ phân giải của máy chiếu ở mức ổn định và phù hợp với kích cỡ bảng, để tránh tình trạng khi chỉnh kích cỡ trình chiếu rộng khắp màn hình mà độ phân giải không đảm bảo sẽ khiến chất lượng truyền tải hình ảnh trở nên tệ hơn.
Chính vì thế, để tối ưu chi phí hơn, người dùng hoàn toàn có thể mạnh dạn thay thế hệ thống máy chiếu hiện tại sang hệ thống Khung tương tác kết hợp TV với mức đầu tư chỉ nhỉnh hơn mua mới một chiếc Bảng tương tác một chút, thậm chí là còn ngang bằng. Hiệu quả đem lại chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều.
- Nhu cầu sử dụng.
Như đã phân tích ở trên, nếu dự định mua thiết bị tương tác của người dùng chỉ chủ yếu để viết vẽ và chơi game luyện tiếng Anh, thì đầu tư Khung tương tác hoặc Bảng tương tác là vừa đủ, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo sự hài lòng cao cho cả thầy lẫn trò. Bảng tương tác thì sẽ phù hợp hơn với những đơn vị đòi hỏi sự bền bỉ qua thời gian, bởi vì tuổi thọ của bảng rất lâu, cũng như chất liệu thiết kế chống xước, chống va đập vô cùng tốt, dễ dàng áp dụng cho những lớp có nhiều học sinh nghịch ngợm.
Còn đối với Màn hình tương tác thì sẽ là tốt nhất cho những lớp học có chương trình dạy học đa dạng, thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc. Nhờ có tính năng All-in-one, đôi khi những thứ giáo viên cần chuẩn bị khi lên lớp sẽ là … không gì cả. Với việc chạy song song 2 hệ điều hành, kết nối và truyền file không dây, tự phát wifi cũng hỗ trợ đa điểm chạm lên đến 20 điểm, mọi thứ đều có thể được thực hiện trơn tru nhờ màn hình tương tác.
Giáo viên có thể hoàn toàn lưu lại bài giảng của mình bao gồm toàn bộ những ghi chú, viết vẽ được thực hiện theo thời gian thực trên màn hình, thậm chí là cả ghi âm lời giảng nữa. Tất cả sẽ được lưu vào bộ nhớ của màn hình và có thể truyền tải lại đến phụ huynh và học sinh bất cứ khi nào cần thiết. Ngoài ra, các thầy cô cũng có thể áp dụng tính năng này để khuyến khích các con lên tự thuyết trình, sau đó lưu lại phần trình bày của từng bạn để giúp đánh giá cá nhân một cách chính xác nhất.
Hy vọng những lưu ý trên đây của Đại Nam Corp sẽ giúp các thầy cô và các bạn có thể lựa chọn cho mình thiết bị tương tác phù hợp để giáo dục mầm non tại Việt Nam phát triển và đạt hiệu quả cao hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét