Công nghệ 4.0 đã cho ra đời những thiết bị công nghệ hiện đại, nổi bật trong đó không thể không kể đến “màn hình tương tác”, với những lợi ích mà chúng đem lại thực sự đã tác động rất nhiều đến các lĩnh vực trong đời sống, từ văn hóa, giáo dục đến giải trí… Chính vì vậy, loại màn hình thông minh này đã được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng và liên tục nhân được những phản hồi tích cực tính đến thời điểm hiện tại.
Màn hình tương tác là gì?
1. Định nghĩa về màn hình tương tác
Màn hình tương tác thông minh là một thiết bị hiển thị kỹ thuật số có kích cỡ như một chiếc TV thông thường (55" đến 98") cho phép người dùng chấm chạm, cảm ứng và trực tiếp thao tác ngay trên bề mặt màn hình, tương tự như khi bạn dùng một chiếc smartphone hay máy tính bảng.
Với tính năng tiện ích All in one, tích hợp Mini PC, Android, có thể làm nhiều việc cùng một lúc, màn hình cảm ứng tương tác chính là giải pháp cao cấp nhất trong các dòng thiết bị tương tác, khi vừa thay thế vai trò hiển thị của máy chiếu, màn hình thông thường, vừa mang đến chức năng tương tác, cảm ứng như bảng tương tác hay tích hợp sẵn hệ điều hành như máy tính bảng, PC. Không quá cầu kỳ, cồng kềnh và cực kỳ dễ sử dụng, tất cả những chức năng tốt nhất của một thiết bị cảm ứng đều được tích hợp sẵn tại màn hình tương tác.
Màn hình tương tác thông minh
2. Cấu tạo của màn hình tương tác
Màn hình tương tác thông minh
Phần lớn các loại màn hình tương tác trên thị trường bây giờ đều được cấu tạo bởi một lớp màn hình thị LCD hoặc LED tùy thuộc vào nhà sản xuất với kích thước lớn như một chiếc TV thông thường.
Với chức năng chính là hiển thị hình ảnh, lớp màng hiển thị cho ra những hình ảnh hoặc video chất lượng nhất, độ sắc nét cao Full HD hoặc Ultra Full HD và 4K, đem lại cảm giác chân thực cho người xem đến từng chi tiết như đang sử dụng một chiếc TV cao cấp.
Bên cạnh lớp màn hình hiển thị sẽ là một lớp cảm ứng cực nhạy, giúp người dùng tương tác trực tiếp với những gì được hiển thị, tiện lợi hơn rất nhiều so với các loại thiết bị tương tác gián tiếp khác.
Với công nghệ multi-touch, người dùng có thể phóng to hoặc thu nhỏ văn bản, hình ảnh hoặc video bất kì, dễ dàng điều chỉnh các thông tin được hiển thị, tra cứu thông tin một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, một phần quan trọng trong cấu tạo của màn hình tương tác chính là lớp màng bảo vệ bên ngoài mang một chức năng đặc biệt là bảo vệ màn hình khỏi các tác động bên ngoài như bụi bẩn, ẩm mốc hoặc va đập. Từ đó giúp kéo dài tuổi thọ của màn hình.
3. Các thông số cơ bản của màn hình tương tác
Màn hình tương tác thông minh
Độ phân giải: thường sẽ dao động từ mức tiêu chuẩn là 1920×1080 cho đến cao cấp như từ 4K (3840x2160) đến 8K(7680x4320) tùy loại sản phẩm.
Kích thước màn hình: các kích thước phổ biến của màn hình tương tác thường bao gồm có: 55", 65", 70", 75", 86", 98". Đây đều là những kích thước phổ biến của các dòng TV thông thường, mỗi kích thước sẽ có độ phù hợp với các môi trường khác nhau
Tuổi thọ: cũng được coi là một phần vô cùng quan trọng, tuổi thọ của màn hình giúp cho người dùng có thể phần nào đánh giá được độ bền bỉ và thời gian sử dụng của sản phẩm. Các loại màn hình tương tác thông minh sẽ có tuổi thọ từ 50.000h cho đến 80.000h vận hành.
Ứng dụng của màn hình tương tác
Trong giáo dục: Giống như các thiết bị tương tác khác như Khung tương tác hay Bảng tương tác, ứng dụng đem lại giá trị cao nhất của Màn hình tương tác chính là chức năng cảm ứng. Hiện tại hầu hết tất cả các dòng sản phẩm màn hình tương tác đều đã được hỗ trợ từ 10-20 điểm chạm trở lên, giúp cho nhiều người cũng tương tác trên màn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của màn hình đó chính là không cần phải cài đặt, lắp đặt gì nhiều, vì gần như tất cả từ hiển thị, công nghệ, ứng dụng, hệ điều hành đều đã được tích hợp tại màn hình tương tác rồi. Người dùng gần như chỉ cần bật lên và sử dụng hoặc kết nối với các thiết bị thông minh khác một cách cực kỳ dễ dàng
>>> Cách tạo câu hỏi trắc nghiệm trên màn hình tương tác thông minh
Trong doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sử dụng màn hình tương tác thông minh như một công cụ quảng cáo sản phẩm, cập nhật thông tin một cách hiệu quả. Sử dụng trong các buổi ra mắt sản phẩm với mục đích hiển thị chi tiết, giúp khách hàng tra cứu thông tin một cách nhanh nhất.
Trong các lĩnh vực khác: Màn hình có thể được sử dụng một cách đa dạng ví dụ như để giải trí, hay đóng vai trò là một chiếc bản đồ điển tử, sử dụng thay thế cho máy chiếu trong các phòng họp, làm màn hình hiển thị tại các trường quay,…