Có một thực tế rằng ai cũng hiểu rõ tiếng Anh quan trọng như thế nào, nhưng để xóa bỏ rào cản tiến tới thành công trong môn ngoại ngữ này lại không phải điều dễ dàng, bởi họ đã mất gốc tiếng Anh. Những người học mất gốc cần một lộ trình cụ thể mới có thể có hiệu quả rõ rệt.
Pasal sẽ giới thiệu tới các bạn một lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc, đã giúp hàng triệu người trên thế giới đột phá khả năng tiếng Anh của mình nhé.
Chặng 1: Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý là tiền đề và cũng là yếu tố hàng đầu quyết định 80% tỉ lệ thành công của bạn.
Sau nhiều năm giảng dạy tại nhiều nước và Việt Nam, tiến sĩ A.J Hoge đã nhận ra rằng “Yếu tố Tâm Lý là chìa khóa của hầu hết những người thành công với tiếng Anh”. Điều gì đã ngăn bạn đến với thành công? Không phải do từ vựng, không phải do bạn thiếu cấu trúc ngữ pháp, cũng chẳng phải do ngữ âm. Mà do chính yếu tố Tâm Lý của bạn.
Nếu bạn không nói giỏi tiếng Anh, thì là do chính bạn không bao giờ cố gắng luyện tập sự tự tin bên trong bạn. Động lực của bạn yếu? Năng lượng thấp, lúc nào cũng uể oải? Hãy để ý xem, những ai thành công với tiếng Anh, khả năng giao tiếp tốt, họ luôn là người có năng lực cực tốt, sự tự tin cao độ, động lực của họ cũng rất rõ ràng.
Hãy cùng xem xét kỹ hơn 4 yếu tố tâm lý cơ bản:
1. Energy: Năng lượng cơ thể.
Khi học tiếng Anh, hãy luôn sử dụng cơ thể của mình, luôn di chuyển cơ thể, đi lại hoặc dùng cử chỉ tay để bắt chước theo nhân vật mà mình đang nghe và tập theo. Điều này sẽ giúp cho năng lượng của bạn được duy trì. Sự tỉnh táo sẽ giúp bạn học hiệu quả hơn. Luôn nhớ đừng bao giờ vừa nghe vừa ngồi trên bàn học ủ rũ, hoặc thậm trí nằm giường để học tiếng Anh. Điều này sẽ giết chết năng lượng và sự tỉnh táo của bạn.
2. Emotion: Cảm xúc tích cực.
Hãy luôn tạo cho mình một cảm xúc tích cực trước và trong khi học tiếng Anh. Dành ra 5 phút để nghe và nhảy nhót theo một bài hát, một bản nhạc sôi động mà bạn thích. Làm cho cơ thể và cảm xúc của bạn thực sự tích cực trước khi bắt đầu vào bài học tiếng Anh. Điều này làm tăng khả năng tiếp thu của bạn gấp 2-3 lần so với bình thường. Hãy luôn nghe và học theo những bài học giàu cảm xúc, ý nghĩa, những gì mang lại niềm vui cho bản thân. Để việc học giống như Play with English vậy.
3. Motivation: Động lực mạnh mẽ.
Khi bạn quyết định làm điều gì, cần biết tại sao mình muốn làm điều đó. Khi bạn quyết định học tiếng Anh, hãy tìm cho mình thật nhiều lý do đủ lớn để thấy mình có nhiều động lực hơn, để mỗi ngày chăm chỉ học tiếng Anh hơn.
4. Belief: Niềm tin tích cực.
Điều bạn cần khi bắt đầu học tiếng Anh đó là luôn tạo cho mình những niềm tin tích cực. Khiến mình tin rằng, mình có thể học được tiếng Anh thật dễ dàng, mình hoàn toàn có thể thành công như bao người khác. Hãy gặp thật nhiều người đã thành công với tiếng Anh, lắng nghe họ chia sẻ câu chuyện của bản thân. Hãy tự nói với mình mỗi ngày những câu tạo tích cực:
“I am a great English speaker!
I am an excellent English learner!
I will speak English fluently!
I love English!”
Chặng 2: Chuẩn hóa ngữ âm
Nền tảng của tiếng Anh dành cho người mất gốc chính là việc học ngữ âm.
Đây sẽ là bước đầu tiên trong tiến trình học tiếng Anh, để chuẩn hóa ngữ âm của mình, sẽ mất khoảng 3, 5 tháng. Và bạn cứ học và áp dụng chậm rãi, học thật sâu. Bạn học ngữ âm chỉ thông qua việc đọc hoặc xem một video phát âm, sẽ không thể đủ được.
Bạn phải luyện tập! Hãy tưởng tượng mình như một vận động viên, và bạn đang được huấn luyện vậy. Bạn phải luyện cơ miệng, thói quen miệng, âm họng, và thậm chí còn phải luyện bộ não của mình để nhận ra các âm, và phát âm một cách chuẩn giọng Anh – Mỹ hoặc Anh – Anh.
Hãy cùng làm quen với kỹ thuật Shadowing. Đây là một kỹ thuật rất hiệu quả trong việc cải thiện ngữ âm, ngữ điệu, giúp bạn có khả năng nói tự nhiên và giống với người bản ngữ nhất.
Chuẩn hóa ngữ âm tiếng Anh
Shadowing gồm 6 bước:
Bước 1: Chọn một tài liệu video ngắn, đơn giản, thú vị, càng nhiều cảm xúc càng tốt trên mạng online (tốt nhất là Movie)
Bước 2: Tìm cách để hiểu toàn bộ nội dung của tài liệu đó.
Bước 3: Xem đi xem lại, nghe đi nghe lại tài liệu đó thật nhiều lần, để ý từng phần âm đuôi, nối âm, nhấn trọng âm, ngữ điệu của từng câu, để ý cả cảm xúc của nhân vật đang nói.
Bước 4: Xem đi xem lại, dừng và bắt chước theo từng câu, thậm chí từng cụm từ. Chỗ nào khó thì tra lại từ điển, tập nối âm theo, bắt chước theo, làm đi làm lại đến khi được thì thôi.
Bước 5: Tập nói theo cả Video tài liệu đó, nói ngay lập tức theo người bản ngữ, (không nhấn nút dừng), tập đi tập lại thật nhiều cho đến khi thành thục.
Bước 6: Tự quay video lại phần nói của mình, rồi so sánh với tài liệu gốc của người bản ngữ. Tiếp tục Shadowing đến khi hài lòng thì thôi.
Khi bạn làm được đến bước 6, thì tin chắc rằng ngữ âm, ngữ điệu của bạn đã trở nên cực kỳ Tây rồi, hãy kiên trì luyện tập theo kỹ thuật Shadowing với thật nhiều đoạn hội thoại, cảnh phim, hoặc bất kỳ tài liệu nào mà bạn thích giọng nói, cách diễn tả cảm xúc của diễn viên đó nhé! Đây cùng chính là kỹ thuật mà rất nhiều người đã luyện để chuẩn giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ, để có chất giọng hay như Emma Watson, hay Taylor Swift,... bạn hoàn toàn làm được điều tương tự.
Lưu ý:
Tài liệu bạn chọn để bắt đầu shadowing cần thỏa mãn 2 điều kiện:
- Understandable: Tài liệu vừa sức
Cần chọn tài liệu dễ hiểu để nghe, tốc độ nói phù hợp với khả năng nghe của bạn. Con số thích hợp dành cho bạn là 70%. Khi nghe tài liệu đó, bạn phải thấy rằng mình hiểu được trên 70% tài liệu đó. Nếu thấp hơn, nếu chọn lại tài liệu ngay lập tức.Tại sao ư? Vì nếu bạn nghe tài liệu mà có quá nhiều từ vựng mới, sẽ khiến bạn cảm thấy quá khó để hiểu nội dung. Hoặc tốc độ nói quá nhanh trong khi khả năng nghe của bạn chưa tốt, đôi tai còn chưa quen, vậy thì việc nghe này đang quá căng thẳng so với bạn. Hãy dừng lại ngay và chọn tài liệu khác, vì nếu không, bạn cũng sẽ sớm bỏ cuộc thôi.
- Interesting: Tài liệu thú vị
Để thành công, bạn cần nghe mỗi tiếng từ 1-3 tiếng. Nhưng nếu bạn không hề thích nội dung video đó, rất nhanh bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhanh chóng bỏ cuộc.
Lời khuyên là hãy chọn phim Sitcom, Funny Stories, hay những câu chuyện dành cho trẻ em... để việc học trở nên thú vị hơn. Pasal khuyến khích bạn sử dụng bổ tài liệu Effortless English do tiến sĩ AJ Hoge sáng tạo, vì bộ tài liệu này đã đảm bảo cả 2 nguyên tắc trên cho việc nghe của bạn rồi. Hãy trải nghiệm và thấy sự khác biệt nhé!
Chặng 3: Tăng cường khả năng nghe
Nếu bạn còn đang gặp phải tình trạng cảm thấy mệt mỏi vì nghe mỗi ngày, mất tập trung khi nghe, nghe được vài phút thì rơi vào tình trạng buồn ngủ... thì có nghĩa là cách bạn luyện nghe mỗi ngày không mang lại hiệu quả cho bạn.
Hãy thử cách nghe này xem sao nhé!
Tăng cường khả năng nghe
Bước 1: Nghe – Nắm bắt nội dung chính
Nghe lần 1: Nghe câu chuyện và cảm nhận câu chuyện mà chưa cần cố gắng hiểu 100%
Nghe lần 2-3: Nghe hiểu câu chuyện, ghi chú lại những từ khóa mà các bạn nghe được (Nghe thêm để nghe được 80-90% từ trong bài)
Tips:
- Đeo tai nghe để tập trung hơn (trong trường hợp không gian xung quanh ồn), mở file nghe và nghe câu chuyện.
- Nên chọn những mẩu chuyện hoặc đoạn hội thoại ngắn để làm tài liệu nghe. Chú ý chọn những tài liệu có sẵn lời thoại (script).
Bước 2: Nghe cùng với Script
- Vừa nghe vừa nhìn script, lưu ý dùng bút ghi chú lại các từ khó trong khi nghe, các phần âm đuôi, các phần nối âm mà bạn nhận ra được hoặc thậm chí ngữ điệu trong câu.
- Sử dụng từ điển, hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ để tìm hiểu thêm về các vấn đề mình vừa ghi chú được trong câu chuyện.
Bước 3: Nghe – Chỉnh ngữ âm
Nghe sau đó bắt chước lại cách phát âm và ngữ điệu của giọng người bản địa trong audio. Nghe đi nghe lại cho tới khi bạn cảm thấy hài lòng với ngữ âm của mình.
Chú ý:
- Bạn chỉ nên tập trung nghe nhiều nhất có thể mà chưa cần phải nhắc lại ngay. Hãy cứ nghe, nghe, nghe, nghe thật nhiều rồi bắt đầu tập nói và bắt chước Audio. Lúc đó ngữ âm, ngữ điệu của bạn sẽ giống Audio một cách bất ngờ đó!
- Khi nghe đủ nhiều, bạn đã có thể chuyển sang giai đoạn nói. Hãy thu âm lại giọng của mình và so sánh với Audio gốc nhé! Nếu thấy giọng mình vẫn chưa giống, ngữ âm chưa đúng, vẫn thiếu âm cuối hay nối âm thì các bạn hãy mở thêm để nghe audio đó nhiều lần nữa nhé!
3 nguyên tắc vàng để giúp bạn luyện nghe hiệu quả
1. Deep Listening: Nghe thật sâu
Muốn thực sự thay đổi khả năng nghe hiểu, từ vựng, phát âm, ngữ điệu cùng như phản xạ của mình, thì bạn phải thay đổi tư duy về việc nghe. Không nghe hời hợt, nghe qua qua rồi bỏ đó.
Hãy nghe một bài học trong ít nhất 3-5 ngày, thậm chí 7-10 ngày. Số lần nghe lặp đi lại khoảng 30-70 lần. Mỗi ngày hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho mình.
Ví dụ:
Ngày 1: Nghe để hiểu 100% nội dung.
Ngày 2: Nghe để hiểu lập tức nội dung mình nghe được.
Ngày 3: Nghe để bắt chước 100% ngữ âm từng từ trong bài, nhất là những từ khó.
Ngày 4: Nghe để bắt bước nối âm, ngữ điệu trong từng câu.
Ngày 5: Nghe để bắt chước cảm xúc của nhân vật gắn với ngữ điệu trong câu.
Hãy kiên trì, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay của việc nghe sâu này.
2. Every day, Every time, Every where: Nghe mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi
Hãy tạo thành thói quen dành một quỹ thời gian nhất định mỗi ngày để nghe tiếng Anh.
Bạn cũng có thể tranh thủ thời gian đi bộ đến trường, đi chợ, ngồi xe bus, giặt quần áo, nấu cơm.... Bạn sẽ thấy việc nghe trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều.
3. 30 minutes Maximum: Tối đa 30 phút mỗi lần nghe
Tại sao chỉ nên nghe tối đa 30 phút cho mỗi lần nghe?
Dựa theo nghiên cứu, khi bộ não của bạn hoạt động quá 30 phút, khả năng tập trung sẽ suy giảm. Hãy cố gắng tập trung nghe sâu trong vòng 30 phút đó. Hết thời gian, hãy để đầu óc được nghỉ ngơi, để khi quay trở lại việc học, bạn trong trạng thái tốt nhất.
Chặng 4: Làm chủ từ vựng
Bước tiếp theo đó chính là học từ vựng và ngữ pháp. Đây là những kiến thức căn bản để học tốt tiếng Anh và cũng là kỹ năng được tập trung nhiều trên giảng đường các bậc phổ thông tại Việt Nam.
Tuy nhiên, học nhiều năm là thế, vốn từ vựng vẫn không quá khả quan, học trước quên sau. Bạn có đang gặp phải tình trạng tương tự?
Làm chủ từ vựng
Nếu câu trả lời là có, hãy thử phương pháp làm chủ từ vựng của Pasal nhé
Bước 1: Warm-up
Như đã đề cập từ đầu, chặng đường học tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc bắt đầu với yếu tố tâm lý.
Để chuẩn bị nạp từ vựng mới, hãy tự nâng cao tình thần bằng các cách:
Nghe 1 bài nhạc vui vẻ, sôi động, nhún nhảy/ đung đưa theo lời bài hát
Vươn vai, tập 1 vài động tác thể dụng để cơ thể được thoải mái
Uống nước (Sau mỗi 15-20 phút, các bạn nên uống 1-2 ngụm nước nhỏ để luôn tỉnh táo)
Bước 2: Đọc tài liệu
Tốt nhất hãy chọn một mẩu chuyện hay bài viết về chủ đề bạn cảm thấy hứng thú.
Đọc câu chuyện lần 1: Cố gắng hiểu nội dung chính của câu chuyện, không tập trung vào từ vựng mới trong câu chuyện.
Đọc câu chuyện lần 2:
- Gạch chân những từ vựng mới
- Đoán nghĩa của những từ mới dựa vào ngữ cảnh của câu chuyện và những từ xung quanh từ vựng đó.
Bước 3: Hiểu và ghi nhớ từ mới
Khắc sâu nghĩa của từ vào trí nhớ bằng hình ảnh: Bạn sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn rất nhiều khi gắn từ với hình ảnh biểu trưng ý nghĩa tương ứng.
- Mở Google hình ảnh
- Gõ từ mới vào ô tìm kiếm, và ấn Enter
- Sử dụng từ điển để hiểu chính xác nghĩa các từ mới. Nếu có thể hãy cố gắng sử dụng từ điển Anh-Anh chính thống như Oxford Dictionary, Cambridge Dictionary.
- Cố gắng sử dụng Ngôn ngữ cơ thể (Body language) để nhớ từ vựng.
Bước 4: Nghe Vocabulary Audio
- Nghe Vocabulary Audio mỗi ngày để tăng vốn từ vựng và ghi nhớ lâu hơn.
- Viết lại từ vựng mới, cách giải thích nghĩa bằng tiếng Anh ra giấy hoặc flashcard, để có thể xem lại bất cứ lúc nào.
Các phương pháp được giới thiệu ở trên được dựa trên một phương pháp học tiếng Anh nổi tiếng, được áp dụng trên hơn 54 quốc gia. Phương pháp mang tên Effortless English, được sáng lập bởi tiến sĩ A.J Hoge - một chuyên gia hàng đầu và thầy dạy tiếng Anh người Mỹ. Tích lũy kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh trong suốt nhiều năm qua của thầy, Effortless English là chìa khóa thành công của hàng triệu người học trên toàn thế giới.
Hy vọng lộ trình này sẽ giúp được nhiều bạn mất gốc tiếng Anh có thể bứt phá khả năng giao tiếp của mình.
Để tham khảo thêm nhiều bí quyết học tiếng Anh, hãy ghé qua chuyên mục Cách học tiếng Anh giao tiếp nhé.