Sức đề kháng còn non yếu, hệ hô hấp nhạy cảm nên ho là biểu hiện thường xuyên xảy ra với trẻ em. Ho nhiều sẽ khiến cho trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, bố mẹ thì lo lắng, tìm đủ mọi cách để cho con sớm hết ho. Cách
chữa ho cho trẻ em không dùng đến kháng sinh luôn là vấn đề được bố mẹ quan tâm, vì thế, các phương pháp chữa ho tự nhiên từ thảo dược được tìm đến. Các phương pháp này an toàn, hiệu quả mà tránh được những tác dụng phụ, nhờn thuốc như kháng sinh gây ra.
Ho có phải là một bệnh?
Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Đây không phải là một bệnh mà là triệu chứng thường gặp. Tình trạng ho sẽ được chú ý đến nếu như nó lặp đi lặp lại quá nhiều lần, hay nó xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, viêm họng, sổ mũi...
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho
- Bị các bệnh về đường hô hấp
Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm… do nhiễm vi khuẩn, virus. Ho được chia làm hai loại: ho khan và ho có đờm. Ho khan có thể do cảm lạnh, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi... thường kèm theo ngứa họng, khàn tiếng, mất giọng. Nguyên nhân thường do thay đổi thời tiết, hít phải bụi bặm, khói. Ho có đờm thường kèm theo tình trạng khạc ra chất nhầy, khó thở khiến trẻ rất mệt mỏi. Đây có thể là triệu chứng còn lại sau khi bị đau họng, viêm tắc mũi, viêm xoang.
- Bị dị ứng, kích ứng
Nếu nhà bạn nuôi chó, mèo thì bạn nên để ý đến trẻ vì trẻ rất hay bị dị ứng với lông chó mèo hoặc lông đó chui vào mũi, họng khiến trẻ khó chịu, ngứa mũi, cổ gây ho.
- Thời tiết thay đổi
Đây cũng là yếu tố gây ho ở trẻ, Việt Nam có 4 mùa thay đổi liên tục, cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng nên dễ bị ốm. Khi ốm trẻ nhỏ chủ yếu là viêm đường hô hấp trên và dưới kèm ho là điều khó tránh khỏi.
Kháng sinh có thực sự giúp chữa ho cho trẻ em ?
Thuốc kháng sinh ngày nay bị lạm dụng quá nhiều. Nhiều phụ huynh cứ thấy con ho là tự ý sử dụng kháng sinh từ rất sớm, hoặc thấy con ho kéo dài không dứt là tự ý dùng kháng sinh liều cao. Họ nhầm tưởng rằng, uống kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn sẽ là giải pháp trị ho tốt nhất. Thế nhưng cha mẹ không biết rằng 80% ho do viêm đường hô hấp là do virus, chỉ có 20% là do vi khuẩn (viêm nhiễm) trong khi kháng sinh thì chỉ tiêu diệt được vi khuẩn. Như vậy, việc sử dụng kháng sinh là không hiệu quả đối với 80% bệnh nhân bị ho do viêm đường hô hấp.
1. Cách chữa ho cho trẻ em từ lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng sát khuẩn tốt, kết hợp với đường phèn rất nhạy trong việc chữa ho cho trẻ em. Lấy 7-9 lá hẹ, rửa sạch, cho ít đường phèn vào hấp cách thủy cho trẻ uống ngày 2-3 lần. Sau vài hôm trẻ sẽ giảm và hết ho.
Lá hẹ hấp đường phèn thường được áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu trên 1 tuổi thì có thế dùng lá hẹ hấp mật ong cũng có tác dụng rất tốt.
2. Cách chữa ho cho trẻ em dứt điểm với lá húng chanh
Lá húng chanh có vị hơi cay cay, hơi chua, có mùi thơm và tính ấm có tác dụng trị viêm họng, loại bỏ đờm và trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Cách chữa ho cho trẻ em bằng húng chanh như sau:
- Dùng húng chanh với nước sôi:
Giã dập 5 - 10 lá húng chanh (trẻ dưới 6 tháng 5 - 7 lá, trên 6 tháng 8 - 10 lá).
Sau đó trộn với 2 thìa cà phê nước sôi, để ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
- Dùng húng chanh hấp với đường phèn:
Rửa sạch lá, thái nhỏ rồi trộn chung với đường phèn, đem hấp cách thủy.
Cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần.
- Dùng húng chanh với quất xanh:
Chọn 5 quả quất xanh và khoảng 15 lá húng chanh rửa sạch, xay nhuyễn và thêm 1 ít đường phèn đem đi hấp cách thủy 20 phút.
Để nguội và chắt lấy nước cho trẻ uống ngày từ 1-2 lần cho đến khi hết ho.
3. Cây xương sông
Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng, ho do cảm lạnh, ho có đờm, khản tiếng do viêm thanh quản. Lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát một thìa nhỏ mật ong, sau đó đem hấp cách thủy rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày.
4. Lê hấp gừng mật ong chữa ho hiệu quả
Rửa sạch lê, cắt phần trên cùng của quả lê để làm nắp. Khoét bỏ lõi của quả lê. Thêm mấy lát gừng và mật ong vào giữa quả lê. Đậy nắp lại. Cho lê vào nồi, hấp cho đến khi lê mềm. Khi lê đã mềm, nhẹ nhàng lột bỏ vỏ lê. Cho trẻ ăn khi còn ấm.
5. Gừng
Gừng là một thảo dược chữa bệnh tự nhiên đối với cảm lạnh và ho nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus và giảm ho. Đem nướng gừng nguyên vỏ, sau đó, lột sạch vỏ, giã nhuyễn và ép lấy nước, cho thêm mật ong cùng với nước gừng để uống. Bã gừng có thể đun thêm với nước sôi, sau đó để ấm và ngâm chân cho bé. Sau 2 - 3 ngày ho sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Gừng có tính ấm, vị cay. Chính vì thế dược liệu này thường được dùng trong điều trị ho, giữ ấm cơ thể, làm tiêu đờm. Bên cạnh đó, nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, gừng có tác dụng làm dịu nhanh cơn ho, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng và đỏ ửng. Nhờ tính ấm và vị cay, gừng có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương, giảm ngứa và giảm đau rát cổ họng.
Nói đến tác dụng chữa ho cho trẻ em từ gừng thì không thể bỏ qua Phyto-roxim®. Thành phần dịch chiết gừng trong Phyto-roxim® có tác dụng giữ ấm, giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở.
Các thành phần đều là những tinh chất từ thực vật, nhưng Phyto-roxim® lại có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với các chủng vi khuẩn thường gặp trong viêm họng cấp (liên cầu, phế cầu, tụ cầu…) và tương đương với các kháng sinh thông dụng như Penicillin, Amoxycillin, Amikacin.
Đây là sản phẩm tiên phong ứng dụng công nghệ Bio-Organic làm tăng khả năng hấp thu khoáng gấp 1000 lần, không gây tác dụng phụ cũng như không tạo hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc.
Sản phẩm Phyto-roxim® với 100% nguyên liệu tự nhiên, lành tính với trẻ nhỏ, đặc biệt an toàn nên mẹ hoàn toàn có thể sử dụng thường xuyên và lâu dài cho trẻ.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Phyto-roxim®, vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.